Khởi nghiệp với 3D Workshop
3D WorkShop (không phải “3D” kia đâu nha :cow2:) là thể loại kinh doanh dựa trên các giải pháp công nghệ, đây là luồng gió tích cực và rất hữu ích tại Việt Nam. Ngoài việc kết nối và giúp đỡ người yêu công nghệ – tạo mẫu, 3D Shop cũng có khả năng mang lại thu nhập tương đối ổn định.
SHOP 3D là gì
Để thuận tiện, mình sẽ gọi 3D WorkShop là Shop 3D.
Shop 3D, là một cửa hiệu, tất nhiên rồi :-P Tuy nhiên, điều làm nó khác biệt không chỉ bởi cái chữ 3D theo kèm mà bởi cách thức hoạt động. Một shop 3D là không gian giao lưu về công nghệ và giải pháp tạo hình bằn việc khéo léo kết hợp thiết kế 3D – tạo mẫu nhanh – scan 3D.
Tại đây, những công đoạn từ lên ý tưởng, thiết kế 3D, tạo mẫu mockup, chỉnh sửa – sao chép sản phẩm đã có trên thị trường… đều có thể triển khai. Đối tượng phục vụ rải đều từ DIYer, dân chơi mô hình, sinh viên làm đồ án, cho tới các công ty…
Hiện nay, bên cạnh Fablab, 3DPlus cũng là một shop 3D điển hình. Vậy, để lập ra một shop như vậy, bạn cần chuẩn bị những gì?
1.Kỹ năng
Trang bị kỹ năng chính là ưu tiên số một trước khi khởi sự ở mọi lĩnh vực. Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và “quán xuyến” công việc. Những cái này có thể học dần trong quá trình làm việc, nhưng hãy lưu ý, phải học nhanh nhất có thể. Cái này các bạn tự tìm hiểu trên mạng nha.
2.Kiến thức
Kiến thức ở đây mình xin phân ra 2 nhóm:
Kiến thức kinh doanh: Dù là một shop nhỏ đi chăng nữa, bạn không thể bỏ qua những vấn đề liên quan tới thuế, luật, marketing và những mối tương tác kinh doanh khác. Cái này có rất sẵn ở trên mạng, bạn tự tìm hiểu nhé.
À, còn phần quan trọng nưa, đấy chính là :
Chọn mặt bằng phù hợp . Phần này mình đang viết, khi nào xong sẽ up lên nha!
Kiến thức công nghệ: Đây là vấn đề mà mình có thể trình bày chuyên sâu một chút.
- Thành thạo tối thiểu 1 phần mềm thiết kế 3D!
- Nắ m rõ quy trình phát triển sản phẩm, từ ý tưởng cho tới lúc ra thị trường.
- Có chút hiểu biết về máy móc – đồ cơ điện tử.
Tại sao phải thành thạo 1 phần mềm 3D?
Sử dụng tốt 1 phần mềm 3D bất kỳ là điều kiện cần để làm dịch vụ in 3D và triển khai mô hình 3 chiều từ ý tưởng khách hàng. Rất nhiều trường hợp cần tới kỹ năng thiết kế 3D, chẳng hạn như:
- thiết kế mô hình từ bản vẽ 2D
- chỉnh sửa file quét 3D
- chỉnh sửa mẫu thiết kế xuất từ phần mềm khác
Nắm rõ quy trình tạo mẫu sản phẩm
Đây quả thực là yêu cầu khó với phần đông, khổng chỉ riêng gì dân kỹ thuật! Vậy nên, đã làm trong nghề này, bạn bắt buộc phải biết. Biết để làm việc, biết để tư vấn, biết để tối ưu giải pháp!
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng cần qua 3 giai đoạn chính: ý tưởng/thiết kế – prototype/mockup/tạo mẫu thử – sản xuất. Và cứ bám theo đấy mà tìm hiểu, mời bạn xem thêm bài viết: Tạo mẫu thử , mockup là gì?
Ngoài ra, bạn cần nắm thêm về nghề đúc khuôn silicon, đúc poly resin, đúc khuôn ép nhựa… nữa nha.
Biết căn bản về cơ điện tử
Thử nghĩ coi, khi vận hành một shop 3D. Bạn có máy in 3D, máy scan 3D, và bao thứ máy móc linh tinh khác. Tin mình đi, chúng rất hay bị lỗi vặt!!
3. Trang thiết bị cần thiết
- Máy vi tính/laptop tương đối mạnh để chạy đồ họa, và có thể để phục vụ nhu cầu scan 3 chiều.
- Máy in 3D: Tùy theo nguồn vốn mà chọn mua loại nào, bao nhiêu cái… Bạn tham khảo ở shop IN 3D PLUS nhé!
- Máy scan 3D: Có nhiều dòng máy quét 3D với những mục đích rất khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn muốn sao chép – reverse mẫu mã sản phẩm, hãy chọn máy quét với mức giá từ 70-300 triệu. Còn nếu muốn scan người – quét tượng 3D thì có thể dùng chiếc máy kinect của Microsoft
- Các phụ kiện: Nhựa PLA ABS, kìm, dao kéo, … để phục vụ cho dịch vụ in mẫu 3D.
Cần biết thêm chi tiết, bạn hãy comment vào đây, hoặc ghé shop in3dplus để được các bạn bên đó giải đáp nhá!