Oto VinGroup Make Vietnam great again
Mềnh chợt nghĩ: Nếu quay ngược thời gian, sẽ không bao giờ học ngành cơ khí hoặc bất kì một lĩnh vực kỹ thuật nào khác!
Mình cũng đăng lên trên Fb cá nhân, nếu thích, bạn vô chém gió zui nha: https://www.facebook.com/notes/th%C3%A1i-v%C5%A9/v%C6%B0%E1%BB%A3t-v%C5%A9-m%C3%B4n-l%E1%BA%A7n-n%E1%BB%AFa/1477505735667569/
Lý do là gì?
Bản thân mình (96% bọn kia cũng vậy!) không giỏi dang gì vượt trội để có thể phát triển cái ngành này, một ngành có thể coi là truyền thống và luôn là nền tảng sức mạnh duy trì sự hưng thịnh của một quốc gia.
Có một số nước vươn lên từ dịch vụ – tài chính – du lịch như Sing, phồn thịnh nhờ ki đẻ ra đã nằm trên mỏ vàng đen như bọn Trung Đông ( ngoại trừ bọn vê-nê zue la nó ngu thì ráng chịu). Hoặc nhờ ơn Chúa mà có những con người giàu trí lực như israel …
Phần lớn còn lại không được may mắn như vậy…
Một quốc gia hùng mạnh, mình tin rằng nó phải có một nền công nghiệp nặng thật cứng! Khi nền công nghiệp phát triển, hàng loạt các ngành phụ trợ phát triển theo. Trên hết, việc duy trì một tinh thần sản xuất sẽ tạo môi trường cho các bộ óc sáng tạo. Có nhiều bộ óc sáng tạo, sẽ là mủi nhọn để vượt qua giới hạn khoa học kỹ thuật. Gọi là gì nhỉ, y chang cái cụm từ mình thấy hôm kia ” The state of the Art” (Đỉnh cao)
Kiểu như vầy, đỉnh cao của xe hơi gợi nhớ tới Đức, Robot – Nhật Bản, Hàng Không – Mỹ, điện toán – Mỹ, Năng lượng- Nga, hàng copy – china :D
)… Tất nhiên, mình ko biết gì mấy về kinh tế, nên không rõ quá trình đó vận hành ra sao, nhưng mình chắc chắn: con người sinh ra có bản năng sáng tạo – khai phá, hơn là bản năng kinh doanh!
)… Tất nhiên, mình ko biết gì mấy về kinh tế, nên không rõ quá trình đó vận hành ra sao, nhưng mình chắc chắn: con người sinh ra có bản năng sáng tạo – khai phá, hơn là bản năng kinh doanh!
Quay trở lại vấn đề
Mình từng nghĩ, sau này học cơ khí thì sẽ làm nên tàu vũ trụ, xe tăng tàu ngầm máy bay =))
),vv… Thì đúng là cơ khí chiếm 1 phần lớn trong đấy. Nhưng Việt Nam không phải là nơi phù hợp, và hầu hết người học ngành này đều không hợp :3
),vv… Thì đúng là cơ khí chiếm 1 phần lớn trong đấy. Nhưng Việt Nam không phải là nơi phù hợp, và hầu hết người học ngành này đều không hợp :3
Vì sao VN không hợp mấy ngành này?
Bởi vì chúng ta thiếu nền công nghiệp PHỤ TRỢ. Phụ trợ là gì, nôm na như kiểu” chế tạo bulon ốc vít”. Mà phải làm được với chất lượng cao nhưng giá không quá cao so với các nước khác! VN hoàn toàn làm được ốc vít …xịn, nhưng quy mô, và giá cả cũng cực xịn luôn. Ít nhất, để có nền cn phụ trợ tương xứng, chúng ta cần một lượng lớn nhân lực chất lượng. Nhiều người làm nhiều mãng, mỗi mãng đều có sức cạnh tranh và tỷ lệ nằm ở đỉnh cao chiếm phần lớn.
Tình hình tệ như thế này là do NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM VĨ MÔ CHẠM CHẠP & NGƯỜI TRONG NGÀNH NGHỀ THIẾU SỰ CHUẨN BỊ ĐỂ KỊP CHUYỂN MÌNH.
Vì sao đa phần nhân lực VN không phù hợp.
Nói ra thêm nhục, nhưng mà thật. Chúng ta thiếu cả thầy lẫn thợ. Riêng cái khóa cùng học vs mình, có tới gần 20-30 mạng làm thạc sỹ, hài vãi Mình chả dám nhận là Kỹ sư vì chả biết vặn cà lê sao cho chặt nữa:/ Ngành mình học, Nhiều đứa có bộ óc thông minh, chăm chỉ cần cù lần các kiểu, nhưng thiếu sáng tạo và ngược lại. Bạn có thể thấy vòng luẩn quẩn như sau: – Chọn sai ngành – Chọn sai người – Ngành đi xuống – người cũng đi xuống theo….!
Đứa nào cũng đua nhao làm kinh tế, startup ba cái app, dịch vụ link tink. Lười sản xuất, lười lao vào việc tạo ra thứ gì xuất khẩu thu ngoại tệ về… Rồi một vòng luẩn quẩn mới: – Môi trường sản xuất không có – Không ai làm – môi trường càng tệ….!
Mình thấy (đọc trên mạng thoy), sv ngành kỹ thuật bên Nhật, từ thuở chuẩn bị lên cấp học cao hơn. Nó đã xác định, học ra là làm cho TOYOTA, SONY, Mitsubishi, nISSAN, HONDA… Chỉ việc học cho giỏi, mài cho sắc các kỹ năng cần thiết ứng với mỗi môi trường mà nó thích. Hàn xẻng thì có Samsung, huyndai, LG, KIA… Và thế là, người cầm cân nảy mực chỉ việc điều tiết cán cân nhân lực, sản xuất sao cho phù hợp và giải quyết được việc làm.
Coi bộ dễ dàng nhỉ, nhưng thành quả này có được cũng nhờ những thời điểm mang tính bước ngoặt của lịch sử ( mà nhớ rằng con người làm nên lịch sử): Nhật Bản đầu tư cho ngành kỹ thuật “cao” từ thời Minh Trị, rồi chuyển mình nhờ việc tận dụng sức bảo hộ của Mỹ, hơn hết, dân nó kỷ luật, lì lợm; Hàn xẻng, từ thời lập quốc sau khi chia cắt 2 miền đã rèn nên những ngọn cờ khai phá như Huyndai,shinhan…
Thầy trưởng khoa cơ khí mình có kể: Hồi những năm 58, Thầy tham gia chế tạo xe hơi đầu tiên của VN, xe mang tên CHiến Thắng hay Điện Biên gì đấy. Chạy được 1 đoạn, lên dốc là nó đi chậm hơn mình ) Việt Nam xưa cũng có mấy người liều mình sản xuất hẳn hoi oto, và bán được!, như xe DALAT của VNCH, máy bay ( Tiên Phong 01)… Nhưng tất cả đã bị chôn vùi sau mấy trang sử, không còn kinh tế thị trường, không còn động cơ thúc đẩy người ta làm ăn , sản xuất… Cơ hội làm lịch sử đã mất !
Ở VN, thấy toàn đại gia cắt gổ lậu, đại gia buôn hàng tàu khựa, đại gia bất động sản…. Dù không hề thích Vingrup nhưng hi vọng việc nó lao vào ngành công nghiệp oto sẽ tạo bước đẩy cho các ngành phụ trợ phát triển, rèn dũa một lượng nhân lực cần thiết. Vừa đảm bảo cho cuộc tiếp cận công nghiệp 4.0 nữa! Có thể thắng – thua, nhưng sau này để lại một gia sản vô hình mà lớn lao chưa từng có!
Hy vọng 20 năm sau, không ai hối hận vì chọn nhầm nghề kỹ thuật như mình…. Xách mông lên làm việc tiếp đêy. #Việt_nam_chế_tạo_ô_tô_tụi_mầy_ơi #Vinggroup