Ký hiệu “RoHS, CE, FCC, UL” trên thiết bị điện tử là gì?

Nhân lúc mình đang tìm hiểu để mua máy in 3D , chợt nhận ra có vài thông số mà trước giờ ít khi để ý. Có thể bạn cũng  đang thắc mắc ” RoHS, CE, FCC, UL” là những tiêu chuẩn gì phải không nào?

tieu-chuan-rohs-ce-fcc-ul

1. Dấu CE

Dấu CE là biểu tượng để chứng tỏ sự cam kết của nhà chế tạo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu của các luật định của hội đồng Châu Âu. Chữ CE tiếng Pháp là Comformance de Europe.

Theo Luật định của cộng đồng Châu Âu hầu hết các sản phẩm điện-điện tử (trừ một số sản phẩm) đều phải mang dấu CE mới được lưu thông trên thị trường Châu Âu. Dấu CE chứng nhận sản phẩm đáp ứng các yêu về an toàn và có thể là các yêu cầu về tương thích điện từ trường.

Làm sao để có chứng chỉ CE?

Trang web của Ủy ban châu Âu http://ec.europa.eu có phần hướng dẫn về những quy định này kể cả thông tin về những văn bản hướng dẫn luật pháp nào của châu Âu yêu cầu phải có nhãn hiệu CE in trên mặt hàng quy định. Trang web của Bộ Thương mại Việt Nam cũng có những lời khuyên và thông tin bằng tiếng Việt tại địa chỉ www.mot.gov.vn

Có thể có nhãn hiệu CE theo hai cách. Thứ nhất là nhà sản xuất Việt Nam cử một đại diện có thẩm quyền ở các nước thành viên EU, chịu trách nhiệm xin dấu CE cho doanh nghiệp. Thứ 2 là ủy quyền cho một cơ quan, công ty nước ngoài (có thể là nhà nhập khẩu) trực tiếp đứng ra xin dấu CE cho doanh nghiệp.

2. TIÊU CHUẨN RoHS

RoSH được viết tắt từ Restriction of Certain Hazardous Substances – một tiêu chuẩn nhằm hạn chế vật chất nguy hiểm, góp phần bảo vệ môi trường xanh & sạch. Tiêu chuẩn này dùng luật pháp của Châu Âu cấm 06 loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong quá trình sản xuất: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân ( Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb).

Điều luật này được thực hiện bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, tất cả những sản phẩm mà chứa một trong 06 chất trên đều không được bán tại Châu Âu. Cùng với RoSH còn có quy định về việc tái chế các thiết bị điện tử gọi là WEEE (Waste from Electrical and Electronic Equipment) cũng sẽ được áp dụng.

Chính vì RoSH, những nhà sản xuất muốn bán được sản phẩm vào thị trường Châu Âu thì trên sản phẩm phải được đăng kí với Logo “RoHS-compliant”.

3. CHỨNG NHẬN FCC

FCC (Federal Communication Commission) là tên viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang là cơ quan đảm nhiệm việc quản về viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện… ở Mỹ. Chứng nhận FCC do tổ chức chứng nhận và kiểm định theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn Hoa Kỳ FCC và ISO 9001

Thấy biểu tượng của Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FFC) có nghĩa là máy tính, điện thoại di động, máy tính khoa học, máy in, máy fax, tivi và nhiều sản phẩm khác không thải bức xạ tần số radio ở mức không mong muốn hoặc độc hại vào môi trường xung quanh.
Để được bán ở Mỹ, các sản phẩm này phải vượt qua các cuộc kiểm tra phòng lab độc lập chứng tỏ chúng không phát ra mức sóng radio quá cao đến mức chúng có thể gây nhiễu loạn các thiết bị điện tử khác.
“Những tiếng ồn rù rì mà bạn nghe trên radio hoặc điện thoại di động là bức xạ sóng radio và là những gì thường được kiểm tra,” Mark Tilleman, giám đốc bán hàng từ một công ty tư vấn và kiểm tra các sản phẩm IT trụ sở tại Boulder, Colo nói.
Các kí hiệu xuất hiện trên các thiết bị điện tử “vô tình” phát ra tín hiệu radio như là sản phẩn phụ của điện chạy qua những bộ phận thường thấy như các bộ vi xử lý.
Nhưng với các thiết bị viễn thông di động được chế tạo với mục đích gửi đi các tính hiệu radio, chúng thường được cấp một nhãn ID của FCC. Nhãn này chỉ ra rằng tần số cố ý của chúng nằm trong chuẩn cho phép, băng tần chuyên dụng cho loại thiết bị đó.
Một số sự cố rò rỉ tín hiệu radio là có thể chấp nhận và là điều không thể tránh khỏi trong các thiết bị điện tử, nhưng để hạn chế tối đa bức xạ mạnh mà có thể thay đổi tần của đồ vật, các nhà chế tạo đã kết hợp sản phẩm của mình với bộ phận bảo và tiếp đất vệ gắn trong để đạt được sự thừa nhận của FCC.

Hướng dẫn đăng ký kiểm nghiệm FCC:


Để có thêm thông tin về FCC có thể liên lạc với Bộ Bưu chính Viễn thông hoặc vào trang web
www.fcc.gov để xem phần hướng dẫn về các quy định này.

4. Chứng chỉ UL

UL tượng trưng cho Tập đoàn Underwriters Laboratries, một doanh nghiệp chứng thực sản phẩm toàn cầu độc lập trụ sở chính tại Northbook, bang Illinois, là cơ quan cũng có lúc thực hiện một số cuộc kiểm tra tần số radio cho FCC.
Sự xuất hiện của dấu UL có nghĩa là một sản phẩm đã được xem xét chặc chẽ trước khi tiếp cận thị trường.
Kí hiệu này có trên tất cả mọi sản phẩm, từ các thiết bị điện tử tiêu dùng đến bón điện và kính chống đạn cho tới máy giặt. Nhìn chung, UL đã kiểm tra trên 19.000 sản phẩm ở Hoa Kỳ, và biểu tượng xuất hiện trên 20 triệu sản phẩm mỗi năm.
Ở Mỹ, hầu như toàn bộ các thiết bị điện tử – ngoại trừ các thiết bị mới hoặc đặc biệt nhạy cảm – không được FCC hoặc các cơ quan liên bang khác trực tiếp kiểm tra an toàn tiêu dùng.
Nhưng các tiểu bang hay các qui định địa phương thường đòi hỏi một số chuẩn về chống cháy nổ hay khả năng phòng shock điện.
Chẳng hạn, các khe hở trên máy tính gia đình phải đủ nhỏ để ngón tay của trẻ con không thể lọt qua và rồi chạm tới các bộ phận có điện hoặc nóng, John Drengenberg, giám đốc an toàn tiêu dùng cua UL nói. UL thường kiểm tra tiêu chuẩn này bằng cách dùng một ngón tay nhựa kích thước giống thật.
Dĩ nhiên, các nhà chế tạo cũng muốn hạn chế khả năng xảy ra tai nạn. Trải qua một qui trình kiểm tra an toàn cho một sản phẩm sẽ giúp ủng hộ quyền của nhà sản xuất về sự xét duyệt đúng đắn.

Bạn thấy đấy, CE là do nhà sản xuất tự “tuyên bố”, nghĩa là sản phẩm của họ an toàn với cộng đồng. Còn UL là tiêu chuẩn được giám sát bởi một đơn vị thứ 3. Hiện nay vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh 2 tiêu chuẩn này.

Bạn có thể xem các bảng chứng chỉ mẫu ở cuối bài viết về máy in 3D QiDi: http://in3dplus.com/shop/may-3d-qidi-tech

Leave A Reply

Your email address will not be published.